Luyện thi năng lực tiếng nhật N3 – Ngữ pháp.
Luyệnthi năng lực tiếng nhật N3 – Ngữ pháp là cuốn sách được biên soạn giúp người
học có cái nhìn tổng quan về hình thức ngữ pháp của trình độ nửa sau sơ cấp và
nửa đầu trung cấp. Cuốn sách vừa giúp người học hoàn thiện kiến thức N3, đồng
thời khơi gợi người học tiếp cận dần với cấp độ N2.
·
Đề
thi mẫu được mô phỏng với hình thức tương tự như đề thi của kì thi năng lực
tiếng Nhật là phương pháp test hiệu quả giúp người học nắm được hình thức, các
dạng bài có trong đề thi thật cũng như xác định được trình độ hiện tại của bản
thân.
·
Trang
bị cho người học những kiến thức ngữ pháp cần thiết cho kì thi năng lực tiếng
Nhật N3
·
Giải
thích ngắn gọn, luyện tập đa dạng là tài liệu hỗ trợ cho quá trình ôn luyện của
người học.
·
Phần
giải thích có bản dịch tiếng Anh để người học có thể tận dụng tìm hiểu
thêm.
·
Cuốn
sách rất thích hợp cho các bạn tự học ở nhà.
Mục
đích biên soạn
·
Giúp
ích cho các bạn trong kỳ thi N3, đưa các bạn đến gần hơn với kỳ thi N1, N2,
·
Không
chỉ là đối sách cho kì thi, mà còn giúp bạn học tốt các ngữ pháp một cách tổng
quát và hơn hết là giúp ích các bạn trong giao tiếp bằng tiếng Nhật.
Giới
thiệu về đề thi ngữ pháp N3 của kỳ thi năng lực tiếng Nhật:
Kỳ
thi năng lực tiếng Nhật N3 được chia thành 3 phần chính : “Từ vựng – Ngữ nghĩa”
(30phút), “Kiến thức ngôn ngữ” ( ngữ pháp)- đọc hiểu” (70 phút), và “Nghe hiểu”
(40 phút). Trong đó, đề thi ngữ pháp là một phần trong đề thi “kiến thức ngôn
ngữ (ngữ pháp) – đọc hiểu”.
Trong
đó phần đề thi ngữ pháp sẽ có 3 dạng:
1. Ngữ pháp trong câu 1 (Là dạng bài
lựa chọn hình thức ngữ pháp phù hợp với câu văn đó)
2. Ngữ pháp trong câu 2 (Là dạng bài
lắp ghép thành câu sao cho chính xác)
3. Ngữ pháp trong văn bản (Là dạng bài
lựa chọn từ thích hợp để hoàn thành văn bản)
Cấu
trúc cuốn sách:
Giới
thiệu dạng bài:
Giúp
người học nắm được cách làm riêng của từng dạng bài, có thể bắt tay vào việc
học ngay sau khi nắm rõ tổng quan đề thi.
Phát
triển kĩ năng
Phần
1: Ngữ pháp trong câu 1
Các
hình thức ngữ pháp phân chia theo ý nghĩa – tính năng riêng biệt ( Bài 1 Bài 12
)
Sắp
xếp theo hình thức ngữ pháp (A-J)
Phần
2: Ngữ pháp trong câu 2 (Bài 1-Bài 4)
Phần
3: Ngữ pháp trong văn bản (Bài 1-Bài 10)
Đề
thi mẫu
Là đề
thi với các dạng bài có hình thức giống đề thi thật. Việc soạn ra bộ đề này từ
phạm vi rộng lớn mà các bạn được học trong phần Bồi dưỡng thực lực, sẽ giúp các
bạn xác nhận được xem sức học của mình đang ở mức độ nào một cách tổng hợp.
Chú
thích: Khi đặt câu,
người học phải điều chỉnh hình thức của từ đứng trước sao cho phù hợp với từng
cấu trúc ngữ pháp.
No comments:
Post a Comment