- Miêu tả một người bạn của em.
- Bài Văn: Một Lần Làm Người Nổi Tiếng.
- Bài Văn: Cuộc Tranh Công Của Các Bộ Phận Trên Cơ T...
- Bài Văn: Phát Biểu Cảm Nghĩ Của Em Về Mái Trường T...
- Bài Văn: Cảm Nghĩ Của Em Về Thầy Cô Giáo.
- Bài Văn: Cảm nghĩ của em về người mẹ.
- Bài Văn: Trò Chơi Âm Nhạc.
- Bài Văn: Ông Già Tân Thời.
- Bài Văn: Tôi Thật Tài Giỏi.
- Bài Văn: Cảm nghĩ của em về những ngày hè.
- Bài văn: Hai Người Em Nuôi.
Nhắc đến văn hóa làng xã người ta không thể không nhắc tới chợ làng. Quả thật một phần đời sống của những người dân quê được khắc họa qua sự phát triển của chợ làng. Ngoài ý nghĩa trao đổi mua bán, chợ làng còn là nơi để thăm hỏi, mời gọi, nói chuyện con trâu, cái cày, chuyện ruộng, vườn, đồi núi... Tất cả cứ ồn ã, xôn xao và đậm đà tình làng, nghĩa xóm. Bởi thế, người xưa đã từng ao ước:
“Muốn cho gần chợ mà chơi
Gần sông tắm mát, gần nơi đi về”.
Chợ quê hương tôi cũng không nằm ngoài những ý nghĩa như thế. Tên chợ gắn liền với tên làng như thể làng sinh ra chợ và nhắc đến chợ người ta nghĩ ngay đến làng. Nằm ngay ở giữa làng, trên một khoảnh đất rộng với cây đa đứng sừng sững ở góc chợ, phía trên là dải núi thấp dần xuống nên nhìn từ xa, chợ như được treo trên cành đa. Vài túp lều tranh nho nhỏ, tường vôi xám xịt, dường như bao đời nay ngôi chợ vẫn vậy.
Chợ quê tôi họp theo phiên, tháng có 12 phiên. Mỗi phiên chợ họp từ sáng sớm, rộ lên bán mua vào khoảng 7, 8 giờ và đến gần trưa thì chợ vắng người. Nhất là vào những ngày mùa thì thời gian hợp còn ngắn hơn, người ta tranh thủ đến chợ rồi còn tất tả cho việc đồng áng. Ai ai cũng chân thấp chân cao lo đồng sâu ruộng cạn. Hiền lành và chăm chỉ vẫn là phẩm chất rất đẹp của người dân Việt Nam muôn đời. Ngày trước chợ chủ yếu chỉ có chè tươi, rau, cua, gạo, thóc... và đa phần là hoa trái vườn nhà. Nhiều nhất vẫn là chè, chè đi từ chợ làng đến chợ Nga, chợ Sọng, chợ Huyện rồi xa hơn là Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên… rồi từ các nơi đó, võng đay, vải vóc được chuyển về. Việc bán mua lưu chuyển cứ diễn ra không ngừng, tưởng như không có gì ngăn nổi sức sống âm thầm, bền bỉ của chợ vì chính những người dân bình dị, thật thà quê tôi vẫn khao khát giữ cho mình một thú vui đến chợ như là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đẹp đẽ và đáng trân trọng.
Trong thời mở cửa, chợ làng tôi cũng phong phú và sầm uất hơn xưa, những nét mộc mạc, bình dị thấm đượm nghĩa xóm, tình làng vẫn không hề phai nhạt. Vẫn sân đình, góc chợ thuở nào, vẫn hai gian mái ngói rêu phong giữa chợ và vẫn tíu tít bán mua, xôn xao ân cần thăm hỏi. Chợ làng quê tôi chính là tâm điểm cho nỗi nhớ của người xa quê, là kí ức trong vắt, ngọt ngào.
- Viết thư cho một người bạn nước ngoài để giới thiệ...
- Bài Văn: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ tr...
- Bài Văn: Hãy giải thích câu nói Thất bại là mẹ thà...
- Bài Văn: Viết một bài văn với chủ để tình bạn.
- Bài Văn: Hãy miêu tả một loài cây em yêu.
- Bài Văn: Miêu tả một người thân của em.
- Bài Văn: Hãy Nêu Cảm Nghĩ Của Em Về Tình Bạn.
- Bài Văn: Hoa Sen Mùa Hè.
- Bài Văn: Tả Phong Cảnh Nông Thôn Xinh Đẹp.
- Bài Văn: Tả Buổi Sáng Sớm Quê Em.
- Bài Văn: Bước Chân Của Mùa Xuân.
- Bài Văn: Quế Giang Xinh Đẹp.
- Bài Văn: Cây Bút Thông Minh.
- Bài Văn: Câu Chuyện Của Bé Gió.
No comments:
Post a Comment